Nhựa đang là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Tuy nhiên, có rất nhiều loại nhựa khác nhau và mỗi một loại lại đem đến lợi ích riêng. Dưới đây là thông tin cơ bản về nhựa nguyên sinh, tái sinh, cách phân biệt và ứng dụng của hai loại hạt này trong đời sống.
Hạt Nhựa Nguyên Sinh Là Gì?
Nhựa nguyên sinh chính là loại nhựa nguyên chất nhất và hoàn toàn không thêm bất cứ nguyên liệu phụ gia hay pha thêm tạp chất gì khác. Đặc điểm của loại nhựa này đó là có độ dẻo cao, đàn hồi tốt cũng như chịu được các tác động vật lý mạnh.
Nhờ việc sở hữu những ưu điểm trên mà các sản phẩm được làm nhựa nguyên sinh khi thành phẩm thường có màu sắc tươi sáng, bề mặt nhẵn bóng, tạo nên giá trị thẩm mỹ khá cao. Chính vì lẽ đó, nhựa nguyên sinh thường được dùng để sản xuất các mặt hàng có giá trị cao như dụng cụ y tế, linh kiện ô tô, máy bay, các thiết bị đồ điện tử,…
Nhựa nguyên sinh chưa qua sử dụng thường có màu trắng tự nhiên, khi đưa vào ứng dụng người ta thường pha thêm hạt tạo màu để được các màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng…
Ưu điểm của hạt nhựa nguyên sinh:
– Nhựa nguyên sinh dường như nổi trội hơn về mặt thiết kế và hình dạng phù hợp. Vì không có sự thay đổi trong cấu trúc phân tử, khi nhiệt và áp suất được áp dụng trong sản xuất.
– Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm nhựa có độ bền và tính thẩm mỹ cao, thì nhựa nguyên sinh có thể là một sự lựa chọn tốt hơn so với nhựa tái chế.
– Ngoài ra hàm lượng Antimon hay BPA trong loại nhựa này cũng luôn nằm trong ngưỡng an toàn
Nhược điểm của hạt nhựa nguyên sinh:
– Việc chai nhựa nguyên sinh được chất đống tại các bãi chôn lấp rác đang là một mối quan tâm lớn.
– Việc sử dụng và khai thác ngày càng nhiều nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhựa nguyên sinh cũng đáng báo động và gây nguy hiểm cho môi trường.
Hạt Nhựa Tái Sinh Là Gì?
Hạt nhựa tái sinh là nhựa được tái chế từ các sản phẩm nhựa nguyên sinh hoặc tái sinh thu gom. Các sản phẩm nhựa sau khi thu gom, phân loại, làm sạch rồi nghiền nhỏ để nung chảy và ép đùn thành sợi hoặc hạt nhựa.
Hạt nhựa sau khi tái chế sẽ có giá thành khá rẻ. Điều này, giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí, nguồn nguyên liệu và góp phần bảo vệ môi trường.
Ưu điểm của hạt nhựa tái sinh:
– Tái chế nhựa giúp tiết kiệm lượng nhiên liệu hóa thạch, giảm lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, cũng như tình trạng chất đống rác thải nhựa tái các bãi rác.
– Giúp giảm phát thải khí nhà kính
– Tiết kiệm chi phí cho nguyên liệu sản xuất
– Nhà sản xuất dễ dàng xây dựng thương hiệu” Đại sứ môi trường” từ đó giúp sản phẩm của mình dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng.
– Giảm tối đa lượng rác thải nhựa khó có khả năng phân huỷ trong lòng đất.
Nhược điểm của hạt nhựa tái sinh:
– Là nhựa tái sinh nên bị hạn chế Còn nhiều thách thức và nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc nhựa tái chế được sử dụng trong đóng gói thực phẩm, dụng cụ y tế. Có thể xuất hiện một số vấn đề về sản phẩm, như ngả màu vàng, gel hoặc đốm đen trong vật liệu tái chế.
Phân Biệt Hạt Nhựa Nguyên Sinh và Hạt Nhựa Tái Sinh
Để phân biệt được nhựa tái chế và nhựa nguyên sinh, bạn có thể dựa vào các cách đơn giản sau đây:
Mắt thường: Bạn có thể dùng mắt thường để phân biệt nhựa tái chế và nhựa nguyên sinh vì nguyên liệu sản xuất của 2 loại này là khác nhau nên khi nhìn vào nhựa nguyên sinh thường có màu trắng sáng hơn, bóng mịn và rất bắt mắt. Trong khi đó, nhựa tái chế có lẫn tạp chất nên màu đục, không đều, không bóng mịn.
Dùng tay: Khi chạm tay vào các sản phẩm làm từ nhựa tái chế, chúng thường sẽ có cảm giác cứng, và hơi dai. Trong khi các sản phẩm được làm từ nhựa nguyên sinh lại có độ đàn hồi cao, dẻo hơn khi chạm vào.
Tính ứng dụng: Hiện nay, nhựa nguyên sinh được dùng để sản xuất các sản phẩm đòi hỏi tính an toàn cũng như yêu cầu kỹ thuật cao như: linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, xe máy, dụng cụ nhà bếp, các vật dụng y tế… Trong khi đó, nhựa tái chế được sử dụng nhiều để sản xuất ống thoát nước, đồ gia dụng, can nhựa, sản phẩm giả gỗ…
Ứng dụng của hai loại nhựa trong cuộc sống
Đối với nhựa nguyên sinh: Chúng thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất bao bì, ống nhựa dẻo chịu lực và va đập mạnh, đầu gậy đánh golf,… Còn trong ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo ô tô, điện tử và thiết bị y tế, người ta cũng thường ứng dụng hạt nhựa nguyên sinh để tạo ra những bộ phận có độ mềm dẻo và chống chịu lực cao.
Hơn hết, hạt nhựa nguyên sinh còn góp mặt trong các ngành nhựa công nghiệp, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, các mặt hàng đòi hỏi khắt khe về đảm bảo an toàn và tính kỹ thuật.
Đối với nhựa tái chế: Các vật dụng nhựa mà bạn nhìn thấy hàng ngày, chủ yếu đều có nguồn gốc từ nhựa tái chế. Hạt nhựa PE là loại nhựa được tái chế từ túi ni lông và sản phẩm màng phủ nông nghiệp.
Đồng thời, nhựa tái chế còn được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt với việc tạo ra đồ gia dụng, đồ dùng học tập, thùng rác, đồ chơi, trang trí nhà cửa…
Trên đây là những thông tin về hai loại hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh. Hy vọng, qua bài viết các bạn đã có kiến thức để phân biệt hai loại hạt nhựa này. Từ đó, lựa chọn các sản phẩm nhựa phù hợp với nhu cầu sử dụng của cá nhân và gia đình.
Truy cập Website www.nkcvietnam.com/ để cập nhật các thông tin hữu ích về ngành nhựa.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH MINH HIẾU SÀI GÒN
– Địa chỉ: Lô A16, Đường N1, Khu Công nghiệp KBS (Khu B), Xã Đất Cuốc, Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
– Điện thoại: 0967.456.446
– website: nkcvietnam.com
– Email: minhhieusaigon.mhs@gmail.com