Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước là vấn đề nghiêm trọng đối với nguồn nước. Tác hại nó mang đến là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh vật nước và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Cùng mình tìm hiểu để có cách xử lý hiệu quả nhất nhé!
1. Kim Loại Nặng Là Gì? Tại Sao Chúng Lại Xuất Hiện Trong Nước?
Kim loại nặng là kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Chúng sẽ thể hiện rõ đặc tính của mình khi ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia thành 3 nhóm: Nhóm kim loại độc, nhóm kim loại quý hiếm, nhóm kim loại phóng xạ. Khi ở dạng nguyên tố kim loại nặng không gây hại, nhưng khi ở dạng ion chúng nguy hiểm và gây hại tới sức khỏe chúng ta.
Nước bị ô nhiễm xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Nước thải từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn và được xả thẳng ra ngoài môi trường. Việc liên tục các chất thải được xả thẳng ra môi trường lâu dần các chất ô nhiễm ngấm vào mạch nước ngầm, khiến nguồn nước bị nhiễm kim loại.
– Các yếu tố tự nhiên do mưa gió, bão lụt, đất có chứa sẵn kim loại nặng,…
2. Tác Hại Của Ô Nhiễm Kim Loại Nặng Trong Nước
Việc sử dụng nguồn nước chứa hàm lượng kim loại nặng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người sử dụng:
– Khi sử dụng nguồn nước hay các sinh vật nhiễm kim loại nặng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng và gây những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe. Kim loại nặng đi vào cơ thể tiếp xúc với màng tế bào sẽ ảnh hưởng đến việc phân chia DNA, dẫn đến dị dạng cho thế hệ sau.
– Các kim loại độc còn có nguy cơ gây ra bệnh ung thư: ung thư da, ung thư dạ dày,… Các kim loại nặng này chính là tác nhân lớn dẫn đến ung thư ở người.
– Ô nhiễm kim loại nặng trong nước còn ảnh hưởng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, quá trình bài tiết. Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể.
Bởi vậy khi phát hiện nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm kim loại nặng bạn cần phải liên hệ với các đội ngũ và có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Một Số Kim Loại Nặng Trong Nước
Ô nhiễm kim loại nặng trong nước thường là do ion của những nguyên tố sau:
Sắt (Fe)
Sắt chứa rất nhiều trong những mạch nước ngầm tại Việt Nam. Chúng tồn tại dưới dạng ion Fe2+ sau khi bị oxi hóa chúng chuyển hóa thành Fe3+.
Theo tiêu chuẩn hàm lượng Fe trong nước dưới 0.5 mg/l. Nếu vượt quá nước bị nhiễm sắt hay còn gọi là phèn. Sử dụng nguồn nước này quá dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Crom (Cr)
Crom thông thường không gây nguy hại. Nhưng khi chuyển sang dạng Cr4+ thì là lại khác. Chúng xuất hiện trong thuốc nhuộm, sơn,… chúng xâm nhập vào lòng đất và ngấm dần vào mạch nước ngầm.
Chì (Pb)
Chì là nguyên tố rất độc và gây hại đối với cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng tích tự vào tủy xương và não.
Chì xuất hiện trong nhiều hoạt động đời sống đặc biệt trong các hoạt động công nghiệp. Điều này càng dễ dàng cho việc xâm nhập của chì vào nguồn nước.
Thủy ngân (Hg)
Thủy ngân là chất kịch độc, gây hại nghiêm trọng đến cơ thể. Khi chẳng may ăn phải thủy ngân rất có thể sẽ gây tử vong nếu không kịp thời cứu chữa.
Thủy ngân thường được sử dụng trong nhiệt kế hay trong các ngành công nghiệp hóa chất,… Và từ đó sẽ tiếp xúc với đất và khi tiếp xúc với mạch nước ngầm, nó sẽ khiến nước bị nhiễm kim loại nặng.
Đồng (Cu)
Đồng cũng là kim loại hay được tìm thấy dưới nước. Lượng đồng an toàn phải nhỏ hơn 2 mg/l nếu vượt quá có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, kích thích niêm mạc và ăn mòn chúng.
Kẽm (Zn)
Nước mặt hay còn là nước nhiễm kẽm. Nguyên nhân gây ra vấn đề này là do lượng nước thải từ sinh hoạt hay công nghiệp được xả trực tiếp ra môi trường.
Lượng kẽm vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây thiếu máu, và có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ bắp,…
4. Các Cách Xử Lý Kim Loại Nặng Trong Nước
Có rất nhiều cách xử lý kim loại nặng trong nước. Dưới đây là một số biện pháp xử lý nguồn nước sinh hoạt cho gia đình bạn:
4.1. Sử dụng than hoạt tính
Than hoạt tính luôn được biết đến với khả năng làm sạch nước và không khí. Khi nguồn nước chảy ra than hoạt tính sẽ loại bỏ được phần lớn những cặn bẩn và kim loại nặng nhờ khả năng hấp thụ ion.
Than hoạt tính dễ dàng có thể tìm thấy. Nó là phương pháp hiệu quả cho quá trình xử lý nguồn nước sinh hoạt cho gia đình bạn. Dù những kim loại nặng, than hoạt tính không phát huy được hoàn toàn khả năng của nó nhưng nó cũng đảm bảo việc hấp thụ và nguồn nước đầu ra cho gia đình bạn,.
4.2. Công nghệ bể lắng lọc nước khô
Bể lọc nước thô có thể xử lý khối lượng nước, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình. Bể lọc nước hấp thụ được các chất hòa tan trên bề mặt nhờ sử dụng bề mặt xốp. Từ đó giảm lượng lớn hàm lượng kim loại nặng có hại.
4.3. Hệ thống sinh học
Nước sinh hoạt bị nhiễm kim loại nặng cần sử dụng các vi khuẩn và thực vật thủy sinh xử lý. Tuy nhiên việc sử dụng các vi khuẩn và thực vật thủy sinh thường được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải.
4.4. Sử dụng máy lọc nước
Đối với các phương pháp ở trên, chỉ có thể áp dụng cho những nguồn nước có mức ô nhiễm kim loại thấp. Để xử lý hoàn toàn hay hiệu quả nhất đối với nguồn nước ô nhiễm nặng cần chi phí lớn và mất thời gian.
Đối với vấn đề này, việc sử dụng máy lọc nước là hiệu quả nhất. Với khả năng lọc nước hiệu quả với khối lượng lớn đảm bảo loại bỏ các kim loại nặng, vi khuẩn và các chất cặn bẩn. Từ đó đảm bảo nguồn nước đầu ra.
Máy lọc nước Elkay của chúng tôi với khả năng lưu giữ tinh chất tự nhiên nguồn nước, lượng nước thải thấp đảm bảo giảm thiểu chi phí hao tổn. Elkay luôn là lựa chọn an toàn và phù hợp nhất với gia đình bạn.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Elkay chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng sản phẩm Máy lọc nước cao cấp cùng rất nhiều tính năng ưu việt, các gia đình có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn nước sạch.
Công ty cổ phần NKC Việt Nam hiện đang là nhà phân phối độc quyền của sản phẩm máy lọc nước RO Elkay tại Việt Nam. Nếu như bạn quan tâm và có nhu cầu về sản phẩm này, tìm hiểu thêm tại https://elkayvn.com/
Liên hệ Hotline: Miền Bắc (+84) 928 999 777 – Miền Trung (+84) 927 688 988 – Miền Nam (+84) 966 547 988 để nhận tư vấn miễn phí từ Elkay.